A. Dầu Tràm là gì?
Dầu tràm tên đầy đủ là tinh dầu tràm gió – Cajeput, được chiết xuất từ cành và lá của cây tràm gió (Melaleuca cajuputi).
Dầu tràm thường bị nhầm lẫn với tinh dầu Tràm trà – Tea tree. Tuy tràm gió và tràm trà đều thuộc chi Tràm (Melaleuca) nhưng có khá nhiều điểm khác nhau:Tinh dầu tràm trà Tea Tree là tinh dầu nguyên chất được chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia), thành phần chủ yếu là Gamma-terpinene và terpinen-4-ol.Tinh dầu tràm gió Cajeput chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió (Melaleuca cajuputi), thành phần chủ yếu chứa Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene.
B. Thành phần của dầu Tràm (tinh dầu Tràm Gió)
Tinh dầu Tràm Gió chứa thành phần chủ yếu là Cineol – một hợp chất hữu cơ tự nhiên tạo nên tác dụng của dầu tràm. Tỷ lệ các chất chi tiết:
Cineol 45 – 60,2 %
Alpha-Terpineol 5,9 – 12,5 %
Limonene 4,5 – 8,9 %
Beta-caryophyllene 3,8 – 7,6%
C. Công dụng của dầu Tràm (tinh dầu Tràm Gió)
1. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp
Dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản,… Khi bị nghẹt mũi có thể ngửi tinh dầu tràm gió để thông mũi, giảm triệu trứng sổ mũi. Mùi hương của tinh dầu tràm gió còn giúp phòng ngừa dịch bệnh theo mùa hiệu quả.Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben,… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn.
3. Giảm đau nhanh bằng dầu tràm
Dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau dầu, đau cơ,…Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu mà không cần dùng thuốc tây. Ngoài ra, tinh dầu Cajeput còn có tác dụng kháng viêm nên khi pha loãng cũng có thể giúp giảm bớt đau nhức từ cơ, viêm khớp. Dầu tràm luôn đồng hành cùng các vận động viên chuyên nghiệp, bất cứ ai cần sau khi vận động gắng sức.Trong nha khoa, dầu tràm còn được dùng để giảm đau sau khi nhổ răng.
4. Chống viêm – kháng khuẩn
Dầu tràm có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi, loét miệng….
5. Trị liệu bằng hương thơm
Dầu tràm được khuếch tán trong không khí mang lại hương thơm tươi mát giúp sát khuẩn, thanh lọc không khí, thư giãn, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần,… và đuổi côn trùng. Ngoài ra khi hít tinh dầu tràm gió còn giảm tình trạng nghẹt mũi.
6. Hỗ trợ hệ tuần hoàn – tăng tiết mồ hôi
Dầu tràm Cajeput kích thích tuần hoàn, làm ấm cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Nhờ kích thích chức năng tiết mồ hôi giúp thải độc tự nhiên, hạ sốt và giải cảm.
7. Giảm co thắt cơ, chuột rút
Dầu tràm giúp giảm co thắt, giảm đau trong trường hợp chuột rút, co cơ bắp. Hãy pha loãng dầu tràm với dầu nền yêu thích sau đó dùng xoa bóp. Dầu tràm gió Cajeput là lựa chọn tuyệt vời sau khi luyện tập vì chúng giúp giảm đau, giảm viêm và co thắt cơ.
8. Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn
Một trong những tác dụng của dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa.
D. Một số lưu ý khi sử dụng dầu Tràm
Dầu tràm khá lành tính để sử dụng nhưng cũng cần phải lưu ý trong một số trường hợp sau:
Hãy thử độ kích ứng với dầu tràm và quan sát 24h trước khi dùng trên da.
Ngưng sử dụng khi xảy ra tình trạng kích ứng.
Người bị hen suyễn không nên dùng vì ở liều cao quá mức phép có thể gây ra cơn hen.
Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ.